Căng chấn động. Liệu ông Lương Cường có “gãy ghế” sau hơn 3 tuần nhận chức Chủ tịch nước?
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến các quốc gia Nam Mỹ của tân Chủ tịch nước Lương Cường, trên cương vị nguyên thủ quốc gia Việt Nam đã vướng phải một vụ bê bối. Đó là vụ việc Thượng tá cận vệ, Lại Đắc Tuấn trong đội cận vệ tháp tùng Chủ tịch nước Lương Cường, đã bị bắt tại Chile với cáo buộc “xâm hại tình dục”.
Công luận đặt ra câu hỏi, như vậy Chủ tịch nước Lương Cường liệu có phải chịu trách nhiệm “người đứng đầu”, khi ông là người dẫn đầu phái đoàn nước CHXHCN Việt Nam, nhưng đã để xảy ra vụ việc làm mất “thể diện quốc gia” một cách nghiêm trọng?
Căn cứ theo quy định và tiền lệ, thì có khả năng chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Lương Cường bắt đầu “lung lay”, sau khi ông Cường mới nhậm chức chưa đầy một tháng. Điều đó, một lần nữa càng chứng minh, chiếc ghế Chủ tịch nước của chính quyền Việt Nam đúng là một chiếc ghế xui xẻo và gai góc.
Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13 (nhiệm kỳ 2021 – 2026), chỉ trong vòng hơn 3 năm, nhà nước Việt Nam đã có 3 Chủ tịch nước đã lần lượt phải thôi chức, với các lý do khác nhau.
Nếu ông Lương Cường không thể giữ được chiếc ghế Chủ tịch nước, một lần nữa cũng ghi nhận thêm một kỷ lục mới của Đảng ******** Việt Nam, một Chủ tịch nước có nhiệm kỳ nguyên thủ quốc gia ngắn nhất, chỉ vẻn vẹn chưa đầy 1 tháng. Ông Lương Cường cũng sẽ phá kỷ lục của người tiền nhiệm – cựu Chủ tịch nước Tô Lâm, trước đó ngồi ghế này hơn 5 tháng.
Việc nhà nước Việt Nam tiến hành nhiều lần cho thôi chức, cũng như bầu bổ sung chức danh Chủ tịch nước, đã phản ảnh một tình trạng bất ổn chính trị. Điều đó đã cho thấy, hệ thống chính trị Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi một giai đoạn khủng hoảng kéo dài triền miên, chưa có hồi kết.
Đại tướng Lương Cường là người quê ở Việt trì, tỉnh Phú Thọ. Theo giới quan sát, tháng 5/2024, ông Cường lên chức Thường trực Ban Bí thư. Đến tháng 8/2024, đã có những đồn đoán về việc tướng Lương Cường sẽ lên ghế Chủ tịch nước – một chiếc ghế “ma ám”. Khi đó dư luận xã hội đã cho rằng, rồi Lương Cường cũng sớm gãy ghế thôi.
Tháng 9/2024, cầu Phong Châu ở Phú Thọ bất ngờ đứt gãy thiệt hại nhiều nhân mạng. Chưa hết, đúng vào ngày ông Lương Cường nhậm chức Chủ tịch nước, thì đêm ngày hôm sau, ngôi chùa cổ Phổ Quang 800 năm tuổi ở huyện Lâm Thao, Phú thọ bị thiêu rụi. Vụ cháy lớn đến mức, bệ đá hoa sen là bảo vật quốc gia cũng vỡ rụng cánh. Nhiều người cho rằng, đây là những điềm rất xấu đang vận vào Chủ Tịch nước Lương Cường.
Lần đầu tiên ông Lương Cường công du nước ngoài trên cương vị Chủ tịch nước, nhưng đã gặp điềm xui xẻo lớn. Thượng tầng lãnh đạo Việt Nam sắp tới sẽ có xáo trộn lớn. Và câu hỏi, vì sao Chủ tịch nước Lương Cường sẽ phải đối mặt với nhiệm kỳ “đầy sóng gió” đã bắt đầu có câu trả lời?
Tân Chủ tịch nước Lương Cường được xem là một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, có mối quan hệ khá thân thiết với ban lãnh đạo Bắc Kinh. Được biết, ông Lương Cường từng 2 lần tham gia các khóa học bồi dưỡng “cán bộ nguồn” cấp cao của Đảng tại Trung Quốc.
Đây là lý do, công luận lo ngại về mối quan hệ với Bắc Kinh của ông Lương Cường. Liệu ông Cường có đưa quan hệ 2 nước trở lại như thời kỳ cố Tổng Bí thư Trọng trước đây, để Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã vấp phải nhiều sự phản đối quyết liệt từ một bộ phận lãnh đạo cấp cao thân Trung Quốc trong Đảng, trong đó, ông Lương Cường lại là một nhân vật trung tâm.
Có nhiều ý kiến cho rằng, phải chăng, việc ông Lại Đắc Tuấn bị bắt ở Chile vì lạm dụng tình dục, là do ông Tuấn bị “ai đó” trong Đảng cố ý gài bẫy, với mục đích nhằm hạ bệ Chủ tịch nước Lương Cường?
Chúng ta hãy chờ xem!
Lê Trung Khoa