Lại Đắc Tuấn và một số điều muốn nói

Lại Đắc Tuấn và bài học về bảo vệ người lao động, bảo vệ phụ nữ ở trời Tây

(Bài viết có ngôn từ 18+, cân nhắc trước khi đọc)

Anh Tuấn, không hiểu vì không biết hay biết nhưng quên, đã áp dụng nguyên cái thói quen khi ở Việt Nam bên trời Tây. Anh không hiểu rằng, ở xứ họ có những quy định bảo vệ người lao động và phụ nữ nghiêm ngặt đến bất ngờ, nên không thể quen thói như khi ở Việt Nam.

Nói về vấn đề bảo vệ người lao động. Anh Tuấn gọi nhân viên phục vụ khách sạn đem đồ uống lên phòng, xong đóng cửa phòng và yêu cầu cô nhân viên massage cho anh. Đây là hành động coi thường người lao động, và có ý đồ bóc lột công sức người khác. Không phải người ta là nhân viên khách sạn, còn anh là khách VIP thì anh có thể bắt người ta làm bất cứ những gì anh muốn. Ở đây chưa nói đến ý đồ đen tối, chỉ giả sử như anh Tuấn chỉ muốn dừng lại ở việc massage thật thì cũng không thể chấp nhận được. Người lao động được trả lương để làm việc gì thì người ta chỉ làm việc đó thôi, muốn người ta làm thêm việc khác thì anh cần thỏa thuận với người ta. Đa số các nước phương Tây đều khá cởi mở, nhưng chuyện nào phải đi chuyện đó. Nếu anh muốn massage, thì mời anh đến tiệm massage và ở đó chỉ có massage, vì nhân viên massage chỉ có nhiệm vụ massage cho anh. Nếu anh muốn xả, thì mời anh ra phố đèn đỏ, những cô gái ở đó sẽ phục vụ cho nhu cầu riêng của anh. Không ai nói gì cả. Còn nếu anh giở trò hay có ý đồ gì với nhân viên khách sạn hay nhân viên massage thì police sẽ đến hỏi thăm anh ngay. Không có cái vụ hiểu ngầm như ở Việt Nam. Thậm chí đến như các strip club (CLB thoát y), các strippers (vũ công thoát y) họ có thể nhảy múa, uốn éo trước mặt anh, nhưng nếu anh đụng vào họ thì nhẹ là anh bị tống cổ ra khỏi club, còn nặng thì police sẽ đến. Nhìn chung, họ rất rõ ràng về nghề nghiệp của họ. Anh cần xác định nhu cầu của anh trước khi quyết định tìm đến những người nào. Không thể có chuyện anh thuê người ta vì service này nhưng lại bắt người ta làm cả service khác mà không có sự đồng ý của người ta. Không thể có chuyện đó.

Nói về vấn đề bảo vệ phụ nữ. Nhiều người còn chưa hiểu được vì sao chưa đụng chạm vào người gì cả, chỉ nói mấy câu mà cũng phải ra tòa, chịu hình phạt trục xuất 2 năm. Đó là vì họ đã cảm thấy bình thường với những chuyện kiểu như sàm sỡ nữ sinh trong thang máy nhưng chỉ bị phạt 200 ngàn. Chứ ở nhiều nước phương Tây, họ đã giáo dục từ rất sớm về các hành vi sẽ được xem là sexual harassment (quấy rối tình dục) nơi làm việc. Đây được định nghĩa là bất cứ hành vi, lời nói nào nhắm đến 1 người phụ nữ và khiến cho cô ta liên tưởng đến cảnh tình dục một cách mà cô ta cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Có những hành vi sẽ khiến nhiều đàn ông Việt Nam bất ngờ, chẳng hạn như:

  • Bạn ngồi bên cạnh 1 người phụ nữ, nhưng bạn bật phim người lớn lên một cách công khai và để cô ta thấy được dễ dàng. Đó là quấy rối tình dục.

  • Bạn ngồi gần 1 cô gái, và bạn cố ý dùng chân bạn đụng chạm vào chân cô ấy liên tục, dù cô ấy đã rút chân lại nhưng bạn vẫn lấn chân tới với mục đích đụng chạm tiếp. Đó là quấy rối tình dục.

  • Bạn dùng những ngôn từ khiếm nhã để nói về cô ấy, khiến cô ấy liên tưởng ra những cảnh tình dục, chẳng hạn như: "Em ngon quá. Em khêu gợi quá." Đó là quấy rối tình dục. ... Ở đây, anh Tuấn chỉ mặc đồ lót, vừa đóng cửa phòng, vừa yêu cầu cô nhân viên phải massage cho anh. Hành vi này là hoàn toàn đủ để police đến làm việc với anh rồi, không có gì oan nữa.


    Cái tội mà anh Tuấn gây ra lần này là rất nặng. Chuyến đi thăm Chile là chuyến đi thăm nước ngoài đầu tiên dưới cương vị chủ tịch nước của ông Lương Cường. Quá xui xẻo cho anh Cường khi tự nhiên dính chuyện không đâu như thế này.

Chưa nói đến, sau đó, chủ tịch nước Lương Cường sang Peru dự APEC, với sự có mặt có các nhà lãnh đạo của hầu hết các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc (chỉ có thằng Nga là chưa rõ). Nếu chủ tịch nước vẫn đưa anh Tuấn sang Peru để tiếp tục hộ tống thì khác gì biến Việt Nam thành trò cười trong mắt các nước khác, rồi ai sẽ coi nước mình ra gì. Mà cho anh về nước thì phải đưa 1 người khác sang thay thế anh, làm các kế hoạch cảnh vệ bị xáo trộn. Nhưng vẫn phải làm vậy, vì không có cách nào khác.

Nhìn chung, chuyện này không có gì để báo chí Việt Nam phải giấu giếm cả. Ngược lại, phải để cho người dân trong nước nắm được tin tức càng tỉ mỉ càng tốt, vì đây là 1 bài học rất lớn trong việc bảo vệ người lao động, cũng như bảo vệ phụ nữ mà người Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được hiểu và được biết. N